Xu hướng chăm sóc sức khỏe 2017 có gì?
10 xu hướng thời trang dự báo bị lỗi mốt trong năm 2017
5 mối đe dọa sức khỏe cộng đồng năm 2017
Top 10 xu hướng tập luyện hot nhất 2017
Top 10 thành tựu y tế cần theo dõi cho năm 2017
1. Ăn chay
Nhu cầu về thịt đã trở nên quá cao đến mức thế giới không thể thỏa mãn do không đủ không gian và nước. Đây chính là động lực để nhà hóa sinh Patrick Brown (Mỹ) nghiên cứu phát triển loại “chả như thịt” được làm từ thực vật và cho ra đời một loại burger chay. Ngoài ra, mì căn cũng ngày càng được ưa chuộng để làm ra các món ăn có hình dạng và mùi vị tương tự thịt, cá.
Hiện tại các sản phẩm làm từ thực vật do các công ty được hậu thuẫn bởi Bill Gates phát triển mới chỉ xuất hiện ở thị trường Mỹ. Tuy nhiên, với xu hướng chuộng ăn chay ngày càng thịnh hành thì các chuyên gia cho rằng xu hướng này sẽ sớm phát triển sang các nước khác như Australia… Dù chỉ có một số ít người thực sự “thuần ăn chay” nhưng xu hướng chuyển sang ăn chay một phần hiện là rất lớn.
TS. Joanna McMillan - một chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng tại Australia thường xuyên xuất hiện trên các chương trình TV và radio tại nước này dự đoán ăn chay sẽ là xu hướng dinh dưỡng số 1 vào năm 2017.
2. Siêu thực phẩm và thực phẩm chức năng
Các “siêu thực phẩm” đã trở thành thực phẩm “siêu tiếp thị” và dẫn đến việc người tiêu dùng phải trả quá cao cho những tuyên bố mơ hồ. Tuy nhiên, năm 2016, theo Google, người tiêu dùng đã càng ngày càng nhận thức cao hơn về lợi ích của siêu thực phẩm trong việc dự phòng sức khỏe và sử dụng thực phẩm chức năng đã trở thành xu hướng hàng đầu. Nghệ, dầu dừa, mật ong Manuka, dấm táo, nước hầm xương… tuy không mới mẻ gì nhưng đã được nhiều nghiên cứu chứng minh thêm những lợi ích cho sức khỏe và được đưa vào rất nhiều loại thực phẩm chức năng.
Theo nhà dinh dưỡng Michele Chevalley Hedge, tầm quan trọng của các thực phẩm có thể chữa bệnh đã trở thành đề tài chính tại Hội nghị chuyên đề về Chăm sóc sức khỏe tại New York, Mỹ trong năm qua. Nữ bác sỹ này cũng dự đoán rằng “việc kê đơn thực phẩm chức năng” sẽ là một xu hướng nhằm hỗ trợ các quá trình sinh hóa của con người
3. Đừng đợi thải độc (detox), hãy ăn uống sạch trước
Có một sự thực là toàn bộ tiền đề của việc thải độc đều là sai lầm và hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều không khuyến cáo mọi người nên áp dụng nó mọi lúc mọi nơi. Theo Lee Holmes - một huấn luyện viên dinh dưỡng, tác giả cuốn sách Supercharged Food and Heal Your Gut cho biết, khi bạn thải độc bằng nước trái cây, bạn có thể mất vài kg chỉ sau 3 ngày, thế nhưng, bạn lại đưa rất nhiều đường fructose vào cơ thể và điều đó rất có hại cho sức khỏe tổng thể.
Chính vì lẽ đó, hãy loại bỏ thực phẩm “rác” trong khẩu phần ăn của bạn và chuyển sang những loại thực phẩm bổ dưỡng và dễ tiêu hóa như soup. Soup có chứa chất xơ nhưng không có chứa đường từ trái cây.
4. Ngũ cốc cổ
Một số loại ngũ cốc như hạt chia, quinoa (diêm mạch), lúa mỳ spenta, hạt kamut, lúa mỳ einkorn, hạt dền (amaranth), hạt chia, hạt cao lương (sorghum), lúa mỳ freekeh, hạt teff, hạt kê... đã được trồng cấy và sử dụng từ rất lâu đời. Với những lợi ích sức khỏe khổng lồ, ngũ cốc cổ đang là một đề tài “nóng”, đặc biệt trong giới khoa học và ngành thực phẩm chức năng.
5. Chế độ ăn uống cân bằng
Nhiều bài báo đã góp phần không nhỏ khiến người tiêu dùng phản ứng thái quá với thực phẩm và cổ súy chế độ ăn không béo, không đường và thậm chí là không ăn gì. Đã đến lúc mỗi người phải thay đổi chế độ ăn của mình và mang sự cân bằng trở lại. Muốn có sức khỏe tốt cần thì bạn phải có một chế độ dinh dưỡng cân bằng bao gồm cả chất béo lành mạnh và đường. Theo bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng Michele Chevalley Hedge và là tác giả cuốn sách Beating Sugar Addictions for Dummies, hãy ăn thực phẩm toàn phần/whole food với một ít chất béo (cung cấp 10% calorie từ chất béo), đặc biệt là sữa.
Bình luận của bạn